Khi nào dùng Máy đo nhiệt độ tiếp xúc

  • 06/12/2023

Khi nào dùng Máy đo nhiệt độ tiếp xúc

Định nghĩa:

Máy đo nhiệt độ tiếp xúc là thiết bị đo nhiệt độ điện tử sử dụng cảm biến tiếp xúc vào đối tượng cần đo. Màn hình điện tử hiển thị kết quả đo chỉ sau vài giây.  Độ chính xác cao nhờ công nghệ cảm biến nhiệt tự động. Nó thích hợp để đo những đối tượng có nhiệt độ không quá cao và không nguy hiểm cho người đo.

Ứng dụng:

Hiện nay có nhiều loại dụng cụ đo nhiệt độ tiếp xúc khác nhau phổ biến nhất lĩnh vực chế tạo máy, cơ khí, điện cơ và chế biến thực phẩm.

 

Khi nào dùng máy đo nhiệt độ tiếp xúc

Ưu điểm của máy đo nhiệt độ tiếp xúc:

Những nhiết kế cũ trước đây sử dụng thủy ngân để xác định nhiệt độ tuy nhiên chỉ dùng được với nhiệt độ không quá cao. Đồng hồ đo nhiệt độ tiếp xúc kỹ thuật số cho kết quả chính xác hơn, có thể đo những vật có nhiệt độ cao hơn 1000 độ C và hiển thị kết quả trong thời gian nhanh hơn vì bộ cảm biến nhiệt độ tự động phân tích nhiệt độ.

Đầu dò bằng kim loại dài 30 cm giúp cho người đo có khoảng cách an toàn hơn với thiết bị cần đo. Màn hình LCD hiện thị kết quả dễ nhìn và chính xác. Thiết kế nhỏ gọn dễ dàng đem theo khi đi công tác từ nơi này sang nới khác. Sản phẩm có độ bền cao khó hư hỏng.

Xác định nhu cầu:

Khi chọn máy đo nhiệt độ tiếp xúc bạn cần xác định nhu cầu sử dụng của mình là cần đo những vật có nhiệt độ như thế nào và có dễ tiếp xúc với nó hay không. Bởi vì máy đo nhiệt độ tiếp xúc có khoảng giới hạn nhiệt độ cần đo thường từ -50 đến 300 độ. Đối với những vật có nhiệt độ quá cao hơn 1000 độ bạn hoặc những đối tường ở xa khó tiếp xúc bạn nên chọn một Máy đo nhiệt độ hồng ngoại hoặc Camera ảnh nhiệt sẽ giải quyết vấn đề đó tốt hơn.