Bức xạ ung thư chết người trong sứ mệnh sao Hỏa

  • 06/12/2023

Bức xạ ung thư chết người trong sứ mệnh sao Hỏa

Kết quả do thiết bị tự vận hành Curiosity thực hiện trên sao Hỏa cho thấy, phi hành gia khi đặt chân lên sao Hỏa sẽ đối mặt với lượng bức xạ dày đặc hơn vẫn tưởng và những ảnh hưởng của bụi sao Hỏa gây hại đến tuyến giáp, phổi, da, hệ hô hấp

Bụi trên sao Hỏa rất có hại với con người

Trong bụi sao Hỏa có rất nhiều một loại khoáng chất Silicat, tuy bản thân nó không độc hại nhưng nếu chúng ta hít vào, Silicat sẽ kết hợp với nước có trong phổi của chúng ta và trở thành chất độc hại. Chưa hết, NASA còn phát hiện ra một loại chất muối khác cũng có trong bụi sao Hỏa có khả năng gây hại đến tuyến giáp của con người. Theo dự kiến, người ta sẽ đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2030.

Ngoài ra, theo kết quả phân tích từ các dữ liệu do tàu thăm dò Curiosity gửi về thì đất trên sao Hỏa có thể còn chứa cả thạch cao, thạch cao được các nhà khoa học xếp vào dạng hạt nguy hiểm, có thể làm cho phổi bị thương tổn, làm rát mắt, rát da và cả hệ hô hấp của con người. Vì lẽ đó, tất nhiên các phi hành gia nếu muốn bước đi trên sao Hỏa một cách an toàn thì tốt nhất đừng quên mặc bộ đồ phòng hộ quen thuộc của họ.

Bui tren sao hoa

Bụi trên Sao Hỏa

Tuy nhiên, từ đây lại phát sinh thêm một rắc rối nữa đó là bụi trên sao Hỏa vẫn có thể bám dính vào bộ đồ này và len lỏi vào khu sinh hoạt của các phi hành gia. Nếu từ nay đến năm 2030 người ta không nghĩ ra được các giải pháp cho những vấn đề này thì việc con người chinh phục sao Hỏa và xa hơn nữa là lập trạm nghiên cứu trên đó sẽ trở nên rất viển vông.

Nguy cơ ung thư chết người từ Sao Hỏa

Nếu trước đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dự đoán nguy cơ mắc ung thư chết người sẽ tăng 3% ở các sứ mệnh sao Hỏa, thông số mới đã nâng mức này lên 5%.

Theo báo cáo đăng trên chuyên san Science, lượng bức xạ phơi nhiễm trong chuyến hành trình khứ hồi đến sao Hỏa, ước tính trong khoảng một năm, sẽ lên đến khoảng 662 millisievert (1 sievert, tức 1.000 millisievert, bức xạ có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư tăng thêm 5%).

Để tính toán được lượng bức xạ mà các phi hành gia phải đối mặt khi đến sao Hỏa, các chuyên gia NASA đã dựa trên kết quả thu thập được từ thiết bị đánh giá bức xạ trên tàu Curiosity, ghi nhận được trong chuyến hành trình 253 ngày, bắt đầu từ tháng 11/2011.

buc xa ung thu chet nguoi trong su menh sao hoa
Ảnh chụp bề mặt sao Hỏa - (Ảnh: NASA / JPL-Caltech)

Trong điều kiện di chuyển bên trong phi thuyền có lá chắn bức xạ, thiết bị trên Curiosity thu thập trung bình 1,8 millisievert bức xạ/ngày.

Để dễ so sánh, một người trên bề mặt Trái đất tiếp nhận khoảng 3 millisievert/năm.

Công cuộc "thuộc địa hóa" Sao Hỏa nên giao cho các phi hành gia trên 60 tuổi, đó là đề nghị của các nhà khoa học Mỹ. Thông thường, bay một chiều luôn rẻ hơn khứ hồi, và điều này không ngoại lệ đối với hành trình đến Sao Hỏa. Đó cũng là lý do hai nhà khoa học người Mỹ đưa ra đề nghị nên giao sứ mệnh chinh phục Sao Hỏa cho phi hành gia ở độ tuổi 60. Cũng như những người đầu tiên khai phá Bắc Mỹ, họ là những người sẵn sàng cho chuyến hành trình một đi không trở lại, với mục tiêu là cắt giảm đến 80% chi phí so với trường hợp vừa đi vừa về.

EMIN Việt Nam phân phối Thiết bị đo và dò phóng xạ, bức xạ EXTECH, PCE, LUTRON, POLIMASTER... Nhập khẩu chính hãng, giá rẻ nhất. Với chính sách thanh toán linh động, mẫu mã đa dạng, dịch vụ hậu mãi chu đáo, EMIN tin rằng sẽ làm hài lòng mọi nhu cầu của quý khách.

 

=>Tin liên quan:

Tìm hiểu về Bức xạ và phóng xạ

Mỹ chuẩn bị cho kế hoạch chinh phục sao Hỏa trong 20 năm tới